San lấp mặt bằng là quá trình san phẳng nền đất mặt bằng quy hoạch hoặc công trình xây dựng từ địa hình tự nhiên có độ cao thấp khác nhau. Dễ hiểu hơn, san lấp mặt bằng là việc đào những chỗ đất cao sau đó vận chuyển và đắp đất vào những khu vực có độ cao thấp hơn. Mục đích là để làm cho địa hình trở nên bằng phẳng hoặc có độ dốc phù hợp với yêu cầu thi công của công trình.
Công tác san lấp có thể sử dụng đất ngay trong phạm vi công trường hoặc vận chuyển nguyên vật liệu san lấp từ bên ngoài để bổ sung vào. Công tác san lấp mặt bằng nếu được thực hiện theo đúng quy trình sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức đồng thời giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình thi công.
Các phương pháp san lấp mặt bằng phổ biến
Hiện nay có rất nhiều phương pháp san lấp mặt bằng công trình mà nhà thầu có thể lựa chọn. Trong đó, các phương pháp san lấp phổ biến nhất phải kể đến:
San lấp mặt bằng bằng xà bần
Xà bần được biết đến là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong công tác san lấp mặt bằng hiện nay. Đây là loại vật liệu quan trọng không thể thiếu khi thi công xây dựng hay tu sửa các hạng mục công trình khác nhau.
Xà bần được cấu tạo từ: xi măng, gạch, vữa sau khi đã loại bỏ các tạp chất như: giấy, gỗ, xốp,... tại các công trình bị phá dỡ. Chính vì vậy mà loại vật liệu này có mức giá khá rẻ.
Dưới đây là các bước thi công san lấp đất mặt với vật liệu xà bần:
- Khảo sát mặt bằng cần thi công.
- Định lượng vật liệu xà bần cần cho quá trình san lấp.
- Lựa chọn hình thức thi công.
- Tiến hành thi công lấp đổ xà bần.
- Lu lèn, đầm chặt mặt bằng.
- Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công trình.
San lấp mặt bằng bằng cát san lấp
Một trong những loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong thi công san lấp phải kể đến cát đá xây dựng. Loại vật liệu này được đánh giá cao về tính ứng dụng trong công tác san lấp. Nhờ kích thước nhỏ cùng khả năng len lỏi tốt vào các khe hở, cát đá xây dựng tạo nên tính ổn định và độ bền chắc cho mặt bằng công trình.
Vật liệu cát đá san lấp cũng rất phổ biến và có sắc trên thị trường, thuận tiện cho việc tìm mua và vận chuyển. Yêu cầu cho loại vật liệu cát đá san lấp cũng không quá cao, do vậy mà giá thành của nó cũng không quá cao.
San lấp mặt bằng bằng đất san lấp
Loại vật liệu đất san lấp hiện đang được sử dụng phổ biến trong các công trình cầu đường, cải tạo hoặc trồng cây. Nhà thầu có thể lựa chọn đất thịt, đất pha hoặc đất toàn phần để thi công san lấp. Thông thường, các loại đất san lấp mặt bằng sẽ có màu đen do chứa nhiều tạp chất.
Đất san lấp nếu được thi công đúng kỹ thuật sẽ hỗ trợ hiệu quả công tác san phẳng mặt bằng, từ đó gia tăng tính ổn định cho công trình. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng tăng độ ma sát cho công trình, giảm độ sụt lún khi thi công.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, đất san lấp cũng tồn tại một vài hạn chế như sau:
- Chi phí vận chuyển và thi công khá cao.
- Nếu công tác san lấp thực hiện sai kỹ thuật, nền đất rất dễ bị lỏng lẻo, gây ra độ ẩm cao và kéo dài thời gian thi công lu lèn, đầm đất.
San lấp mặt bằng bằng đá cấp phối
Đá cấp phối là loại vật liệu được hình thành từ hỗn hợp đá dăm và đá mi bụi. Loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi tại nhiều công trình, hỗ trợ quá trình san lấp mặt bằng hiệu quả. Đá cấp phối thường có kích thước tiêu chuẩn từ 0 - 4cm, được chia thành nhiều loại khác nhau phù hợp với yêu cầu thi công của từng công trình. Vật liệu đá cấp phối mang đến hiệu quả kết dính rất cao nên chuyên được sử dụng cho các công trình thi công nền đường, san lấp nền móng,...